Tìm được chiếc xe Mazda3 bị mất cắp 5 năm trước
Vụ việc hy hữu được anh Lê Hoàng (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ. Anh Hoàng mua chiếc Mazda 3 tháng 1/2017. Trước khi bị lấy cắp, anh có cho một người phụ nữ thuê xe, kể từ đó là mất luôn tung tích.
Anh Hoàng kể: “Công an quận Hoàng Mai đã tiếp nhận vụ án vào tháng 8/2019 nhưng hơn 2 năm sau đó, chiếc xe vẫn không được tìm ra. Mãi đến tháng 2/2022 (mùng 1 Tết Nguyên đán) khi tôi vô tình tìm lại chiếc xe của mình, vụ án lúc bấy giờ được chuyển lên công an thành phố Hà Nội.
Vào ngày đầu tiên của năm mới, anh Hoàng chở hai con nhỏ bằng xe máy trên phố Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội), anh phát hiện một chiếc xe Mazda 3 màu đỏ, giống với chiếc xe mất cắp 2 năm trước đang lưu thông cùng chiều.
Không tin vào mắt mình, anh Hoàng đi theo xe một đoạn dài để quan sát thật kỹ xem có đúng là chiếc xe cũ của anh không. Màu sơn vẫn y nguyên nhưng biển số đã thay đổi hoàn toàn.
Khi nhìn thấy dấu hiệu chỉ có trên chiếc xe của mình, anh Hoàng đuổi theo chiếc xe và yêu cầu tài xế dừng lại. Xem xét và xác nhận đây chính là chiếc xe đã bị mất trộm, anh Hoàng ngay lập tức gọi điện báo cơ quan công an.
“Dựa vào dấu tích vết vỡ ở đèn hậu, tôi quyết định đuổi theo chiếc xe đang chạy đến cùng, bởi vết vỡ này chính tay tôi đã hàn lại”, anh Hoàng nhớ lại.
Theo anh Hoàng, người lái chiếc Mazda 3 khi đó là người cuối cùng mua xe và chưa sang tên đổi chủ. Người này cũng bàng hoàng khi nhận được thông tin nhưng cũng không biết làm thế nào. Cũng may là họ chịu hợp tác với công an.
Tuy nhiên, tìm được xe là một chuyện, chứng minh đây là xe của mình mới là công đoạn gian nan khác. Anh Hoàng phải liên hệ với đại lý bán xe. Theo anh, nhờ sự hỗ trợ của Thaco Auto, tra cứu mã số túi khí, trích xuất thông tin hộp đen và cung cấp cho chủ xe, để chứng minh cho cơ quan điều tra.
Tháng 12, tòa án ra quyết định trả lại xe cho anh Hoàng. Tháng 2/2023, anh Hoàng nhận xe. Từ đó đến nay, anh bước vào một hành trình mới: Làm lại đăng ký cho chính chiếc xe của mình. Đây là một hành trình vẫn đang hoàn toàn mù tịt, do còn nhiều vướng mắc, hiện xe của anh vẫn chưa được cấp biển số.
Dính chiêu thức "mẹ bồng con", tìm được xe chưa phải là xong
Sau khi tìm lại được chiếc Mazda 3 bị đánh cắp và được tòa án ra quyết định trả lại xe vào tháng 2/2023, anh Lê Hoàng, chủ xe mang đi làm thủ tục đăng ký lại. Tuy nhiên lúc này mới phát hiện số khung, số máy đã bị cắt hàn. Đây chính là khúc mắc lớn nhất khiến anh Hoàng chưa thể hoàn thiện giấy tờ.
Theo tìm hiểu, chiếc xe sau khi bị lừa lấy mất gần như không thay đổi gì ngoài việc sử dụng thủ thuật đục lại số khung, số máy, đánh tráo bộ giấy tờ khác rồi đem bán. Đây là chiêu thức “mẹ bồng con” được sử dụng từ lâu, đặc biệt trong giới buôn bán xe máy lậu.
Trong trường hợp này, khi chủ nhân ban đầu vẫn giữ giấy tờ gốc. Nhưng khi anh tìm lại được xe của mình, chiếc xe cũng đang mang một bộ giấy tờ khác, cũng hợp lệ. Khi tìm hiểu ra, mới phát hiện số khung, số máy xe đã bị thay đổi theo đúng bộ giấy tờ mới.
Bộ giấy tờ này của một chiếc Mazda 3 khác, màu trắng, đăng ký tại quận Ba Đình, Hà Nội. Chiếc xe màu trắng đã bị tai n.ạn không khắc phục được. Khi cẩu xe và tháo tấm chắn gầm garage để quan sát từ phía dưới mới phát hiện dường như không phải kẻ gian đục lại số khung mới, mà dường như là được cắt nguyên từ chiếc xe tai nạn rồi hàn sang chiếc xe bị đánh cắp. Vết hàn thành vệt rất đẹp, chuyên nghiệp, không phát hiện nếu nhìn từ bên trên.
Giấy tờ của xe bị đục lại số khung, số máy được giới trong nghề gọi là giấy sàn, còn việc hàn số khác vào như thế này được gọi là giấy tháp. Rất khó để đăng kiểm xe trong trường hợp này.
Hành trình nhận lại xe quả thực rất gian nan
Không thể cấp lại giấy tờ xe vì số khung số máy bị cắt hàn
Tiếp nối câu chuyện chiếc xe Mazda 3 bị đánh cắp của anh Hoàng hơn 2 năm về trước, bằng cách dùng thủ thuật chồng xác để thay tên đổi họ ô tô, hành trình xin cấp lại biển số xe trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Số khung bị cắt hàn nối từ xe khác vào
Sau khi tòa án quyết định trả xe cho anh Hoàng vào tháng 12/2022, vào tháng 2/2023 anh chính thức đón xe về sau hơn 1 năm thất lạc.
“Khi tìm lại xe, tôi dự định tiếp tục sử dụng chứ không bán đi. Vì thế, việc đầu tiên tôi nghĩ sau khi nhận quyết định trả lại xe từ tòa là đi cấp lại biển số đã bị thay”, anh Hoàng nói.
Mang giấy tờ của tòa án đến Cơ sở đăng ký xe số 3 ở Hà Nội hi vọng có thể được làm lại đăng ký xe sớm nhất có thể. Nhưng lúc này anh Hoàng mới ngã ngửa vì không làm được.
Dù có đầy đủ giấy tờ của tòa án đến làm thủ tục đóng lại số khung, số máy, biển kiểm soát nhưng cán bộ cho biết xe có số khung, số máy bị cắt hàn không được đăng ký theo quy định của luật.
Theo anh Hoàng, giấy tờ anh đã nộp lại giữa tháng 4/2023 nhưng cho đến giữa tháng 6/2023, tức là tròn 2 tháng, anh vẫn phải mòn mỏi chờ câu trả lời từ phía cơ quan chức năng.
“Tôi chỉ muốn cấp lại đăng ký cũ cho chiếc xe của chính tôi. Tại sao không được, khi mà tòa án đã xác định đây là xe của tôi và trả lại cho tôi”, anh Hoàng tâm sự.
4 tháng ròng rã loay hoay hành trình làm lại đăng ký xe
Ròng rã gần 4 tháng qua, chủ nhân chiếc Mazda 3 vẫn đang tiếp tục hành trình làm lại đăng ký cho chính chiếc xe của mình.
Lần ngược lại quá trình anh Lê Hoàng tìm lại được chiếc Mazda 3, Công an phát hiện chuỗi thông tin về một loạt chủ sở hữu cũ đã từng sử dụng chiếc xe này. Anh Thành Lê diễn giải như sau:
Người mua cuối cùng tên H (người mà anh Hoàng bắt gặp cùng chiếc xe của mình trong ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán 2019) đã mua lại xe từ anh Đ. Anh Đ này lại mua xe từ anh C, trong khi C mua của anh V. Anh V này lại mua của anh L và nhờ anh L làm thủ tục giấy tờ. Hiện, anh L đã mất, mạch bị ngắt ở đây.
Trước đó, anh Lê Hoàng bị một nữ quái lừa đem xe bán cho một phụ nữ khác tên H. Người này bán xe cho ai thì chưa rõ. Như vậy có một khoảng trống từ chỗ chị H tới anh L (đã khuất). Tuy nhiên, tên tuổi của chị H đã rõ, sớm muộn cũng tìm được chỗ lấp khoảng trống.
Trở lại với anh V (người mua lại xe từ anh L) thì lại nhờ anh Y đứng tên. Cho đến hiện tại, Y vẫn là cái tên trên đăng ký gần nhất của chiếc Mazda 3 đỏ nhưng biển số đã được đổi thành 30G-027.73 (biển số ban đầu của anh Lê Hoàng là 30E-401.45). Và biển số mới này chính là biển của chiếc Mazda 3 màu trắng đã được dùng thủ thuật “mẹ bồng con”.
Trong khi đó, người đứng tên đầu tiên của chiếc Mazda 3 màu trắng đời 2016 là anh G. Đến năm 2018, xe gặp tai nạn, hư hỏng nặng, G bán xe cho một người không rõ tên tuổi. Từ vấn đề này, có một khúc mắc rất lớn được đặt ra, bộ giấy tờ của chiếc Mazda 3 màu trắng biển 30G-027.73 được dùng làm “giấy khai sinh” cho chiếc Mazda 3 đỏ, biển 30E-401.45, nhưng bộ giấy tờ này lại mang tên anh Y, thay vì anh G (chủ xe đầu tiên của Mazda 3 trắng).
Như vậy, anh L (đã mất) đem giấy tờ Mazda 3 (trắng, biển 30G-027.73) đổi sang tên anh Y, “chồng xác” lên Mazda 3 (đỏ, biển 30E-401.45). Anh L nhờ ai vẫn chưa rõ, cũng không có số khung số máy xe trắng được tháp sang xe đỏ từ bao giờ.
Câu hỏi đặt ra ở đây: Đơn vị nào cấp phép đăng ký chiếc Mazda 3 (trắng, biển 30G-027.73) sang cho Mazda 3 (đỏ, 30E-401.45)? Và ai là người trực tiếp làm thủ tục kiểm tra mà không phát hiện số khung số máy bị cắt hàn?
Liệu có phải giấy tờ mang tên anh Y là giả? Nếu không giả thì từ đây có thể phanh ra một mánh lới tiêu thụ xe gian, mà biết đâu là cả đường dây chuyên nghiệp.